Người nuôi tôm cần chủ động khai báo dịch bệnh ngay

Trước tình hình dịch bệnh đang xảy ra trên tôm nuôi tại TP Móng Cái và huyện Tiên Yên gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm, PV Báo Quảng Ninh đã có cuộc trao đổi với đồng chí Thiều Văn Thành, Chi cục phó Chi cục Thú y (Sở NN&PTNT) về công tác dập dịch cũng như biện pháp phòng chống để hạn chế dịch bệnh lây lan.

ông Thành
Đồng chí Thiều Văn Thành, Chi cục phó Chi cục Thú y (Sở NN&PTNT).

- Được biết dịch bệnh trên tôm nuôi ở các địa phương Móng Cái, Tiên Yên đang có diễn biến phức tạp, đồng chí cho biết thông tin cụ thể đến thời điểm hiện nay?

+ Từ ngày 20-5, sau khi nhận được thông tin về tình trạng tôm nuôi chết rải rác tại Móng Cái, Chi cục Thú y đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Phòng Kinh tế TP Móng Cái tiến hành thu 14 mẫu tại Hải Hòa và Vạn Ninh để xét nghiệm dịch bệnh. Ngày 25-5, kết quả xét nghiệm của Cơ quan Thú y Vùng 2 và kết quả xét nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương cho thấy: Có 5 mẫu tôm dương tính với bệnh đốm trắng; 9 mẫu dương tính với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Tại thời điểm lấy mẫu xét nghiệm, Móng Cái có 38,6 ha nuôi tôm có hiện tượng tôm chết. Đây là các bệnh nằm trong danh mục bệnh phải công bố dịch theo Thông tư 38/2012/TTBNNPTNT. Sau đó, diện tích tôm mắc bệnh đã tăng lên rất nhiều so với điểm lấy mẫu xét nghiệm. Tính đến 16h ngày 3- 6 đã có 280,42 ha của 382 hộ nuôi có tôm nhiễm bệnh trên địa bàn thành phố. Cùng với đó, tại xã Hải Lạng (huyện Tiên Yên) hiện tượng tôm bị chết đã xuất hiện trên diện tích 12,4 ha của 5 hộ dân; trong đó có 1 hộ nuôi tôm công nghiệp và 4 hộ nuôi tôm quảng canh. Theo kết quả xét nghiệm số của Cơ quan thú y vùng 2 thì 3,2 ha nuôi tôm công nghiệp của gia đình ông Lưu Đức Chiến dương tính với vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus mang gen gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.

-  Vậy biện pháp khống chế và và dập dịch tại Móng Cái đã được triển khai như thế nào?

+ Trước diễn biến tình hình bệnh tôm ở Móng Cái có thể phát sinh thành dịch, từ ngày 31-5, Giám đốc Sở NN&PTNT đã thành lập Tổ công tác phòng chống dịch bệnh của Sở NN&PTNT gồm 10 cán bộ thuộc các Chi cục: Thú y, nuôi trồng thủy sản, quản lý chất lượng nông- lâm- thủy sản; Trung tâm khuyến nông-khuyến ngư; Trung tâm Khoa học kỹ thuật và sản xuất giống thủy sản và được bố trí thành 5 nhóm, mỗi nhóm 2 cán bộ tham gia cùng 5 tổ công tác đặc biệt của TP Móng Cái để triển khai công tác phòng, chống dịch tôm nuôi. Chi cục Thú y đã tổ chức tâp huấn nghiệp vụ chẩn đoán, phát hiện ổ dịch, dập dịch và khôi phục môi trường sau dịch cho 8 cán bộ thú y xã, phường và 3 cán bộ Trạm Thú y Móng Cái và thực hiện hướng dẫn thực hành kỹ thuật khoanh vùng, dập dịch vệ sinh khử trùng cơ sở nuôi cho tất cả các thành viên tham gia Tổ công tác phòng, chống dịch. Đồng thời cấp phát 1.000 tờ rơi, tờ gấp; xây dựng bản tinh phát thanh trên hệ thống truyền thanh tại các xã, phường tuyên truyền về tác nhân gây bệnh, phương thức lan truyền và biện pháp phòng tránh. Cấp phát 1.000 bản hướng dẫn nuôi tôm trong vùng dịch do các chuyên gia của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I hướng dẫn.

Cùng với đó, Chi cục tổ chức cùng TP Móng cái trao đổi, hướng dẫn và triển khai công tác phòng chống dịch, các chính sách hõ trợ khôi phục sản xuất với các cấp ủy chính quyền và nhân dân 10 xã, phường trên địa bàn thành phố. Tổ chức tuyên truyền đến tất cả các hộ nuôi tôm trên địa bàn về công tác khai báo dịch bệnh; nghiêm cấm không xả nước thải, chất thải, tôm chết, tôm nghi nhiễm bệnh ra ngoài môi trường. Đặc biệt, công tác dập dịch, phòng chống dịch bệnh lây lan ngay lập tức được triển khai như công bố dịch, thành lập các chốt kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển tôm giống, tôm thương phẩm ra vào vùng công bố dịch; ban hành văn bản hướng dẫn chỉ đạo biện pháp xử lý ổ dịch; kê khai sản xuất ban đầu, cách xác định diện tích, số lượng con giống bị thiệt hại; trình tự thủ tục hỗ trợ khôi phục sản xuất theo qui định của tỉnh. Phối hợp với chính quyền các địa phương triển khai công tác khoanh vùng ổ dịch, dập dịch. Tính đến nay, tổ công tác đã xử lý gần 40 ổ dịch với lượng hóa chất khử trùng đã sử dụng gần 15.000 kg; thực hiện phun tiêu độc khử trùng dụng cụ thu hoạch, phương tiện vận chuyển và kiểm dịch 5 lô tôm thương phẩm.

dập dịch tôm nuôi
Ngành chức năng cùng với thành phố Móng Cái thực hiện khoanh vùng, dập dịch trên tôm nuôi tại phường Hải Hòa

- Trước tình hình dịch bệnh có thể bùng phát, lây lan sang các địa phương khác có nuôi tôm trên địa bàn tỉnh, Chi cục có khuyến cáo và hướng dẫn người nuôi tôm những biện pháp phòng chống dịch bệnh như thế nào?

+ Để hạn chế dịch bệnh lây lan, trước hết Chi cục Thú y đề nghị người nuôi tôm cần tăng cường kiểm tra ao nuôi về môi trường nước, bùn trong ao và sức khỏe tôm nuôi để kịp thời phát hiện dịch bệnh. Khi phát hiện dịch bệnh cần thực hiện nghiêm việc khai báo với cơ quan thú y xã chức năng và địa phương và chủ động phòng chống dịch bệnh. Các địa phương cần kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh thủy sản các cấp, phân công cán bộ phụ trách, nắm bắt và báo cáo kịp thời diễn biến tình hình nuôi, tình hình dịch bệnh thủy sản trên địa bàn. Chuẩn bị vật tư, hóa chất, phương tiện và các phương án chống dịch khi có dịch xảy ra, tránh bị động, lúng túng trong triển khai. Người nuôi tôm và các địa phương chủ động phối hợp với Chi cục Thú y, Chi cục Nuôi trồng thủy sản trong công tác quan trắc môi trường, giám sát dịch bệnh; kiên quyết khoanh vùng, xử lý các ổ dịch mới phát sinh không để lây lan ra diện rộng. Khi có dấu hiệu dịch bệnh phải khai báo ngay với thú y xã và thực hiện phun phòng ngay Iot Dine theo đúng liều lượng hướng dẫn trên bao bì.

Xin cảm ơn đồng chí!

Báo Quảng Ninh, 04/06/2015
Đăng ngày 06/06/2015
Hữu Việt (thực hiện)
Dịch bệnh

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 14:26 27/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 14:26 27/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 14:26 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 14:26 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 14:26 27/04/2024